Một số ký sinh thật sự Ký_sinh

Sinh vật đơn bào

Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc, ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả, trong đó ít nhất 11 loài ký sinh trên người.[13]

Giun sán

Giun sán là loại ký sinh bắt buộc sống ký sinh phổ biến trong cơ thể động vật chủ, với các loài như giun móc, giun đũa,... và các loại sán như sán dây bò (Taenia saginata), sán lá gan (Fasciola),... Nơi cư trú ký sinh phổ biến là ruột non, tuy nhiên những loài kích thước nhỏ thì có thể sống trong các mô hay bồn máu. Hầu hết giun sán đều chết theo vật chủ.

Để duy trì nòi giống thì chúng sinh sản thật nhiều ấu trùng. Các loài ký sinh ở động vật trên mặt đất hoặc trong nước có thuận lợi hơn trong việc tìm vật chủ. Chúng xâm nhập qua đường ăn uống, hoặc qua da như giun chỉ, giun móc. Đặc biệt nếu giun xâm nhập qua da nhưng sai vật chủ, ví dụ giun của chó mèo bám vào chân người, thì có thể gây bệnh "giun bò dưới da" vì giun không có men cần thiết để mở đường đi đến chỗ trú.

Các loài ký sinh ở chim thì tìm vật chủ khó khăn hơn, nên đã phát triển cách thức đặc biệt để tìm vật chủ. Đó là ấu trùng từ phân chim trước hết tìm đến sinh vật là thức ăn của loài chim vật chủ, tạm trú ở đó và tiết ra các chất ảnh hưởng đến phát triển và hành vi của chủ tạm trú. Khi đủ lớn thì các chủ tạm trú lộ ra để chim vật chủ dễ bắt được.[10]

Côn trùng

Chấy[14], rận, ve, bọ chét... là các côn trùng ký sinh tùy ý, sống trên da, lông, tóc,... của vật chủ.

Candiru

Candiru[15], tên khoa học Vandellia cirrhosa, còn được gọi là cañero, là một loài cá da trơn nước ngọt sống ký sinh tùy ý thuộc họ Trichomycteridae nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, nơi nó được tìm thấy tại các nước Bolivia, Brasil, Colombia, EcuadorPeru. Chúng tìm và hút máu động vật khác, kể cả người. Có một trường hợp được lập hồ sơ về một con candiru chui vào hệ thống tiết niệu của con người, diễn ra tại Itacoatiara, Brasil vào năm 1997.

Thực vật

Cây Tơ hồng (Cuscuta) trên hàng rào trước nhà ở làng Thượng Hải xã Thạch Hải, Hà Tĩnh.

Cây trong chi Tơ hồng (Cuscuta) là loại ký sinh bắt buộc (obligate) bám vào cây họ Bìm bìm (Convolvulaceae), không có diệp lục để quang hợp. Chi này có hơn 100 loài, được tìm thấy khắp vùng ôn đớinhiệt đới của Trái Đất.[16] Tuy là ký sinh bắt buộc nhưng chúng có cơ may không bị chết theo vật chủ nếu bám vào nhiều vật chủ khác nhau.

Phần lớn cây trong họ Tầm gửi (Loranthaceae) là loại ký sinh tùy ý (facultative) hay bán ký sinh. Họ này có khoảng 75 chi với 1.000 loài cây thân gỗ. Chúng có diệp lục để quang hợp và tự dưỡng, bám vào thân cây khác.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ký_sinh http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1046/j.1095-... http://www.colostate.edu/Depts/CoopExt/TRA/dodder.... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11442193 http://www.oie.int/doc/ged/d8933.pdf http://www.biology-online.org/dictionary/Hyperpara... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.palaeo.2014.06.028 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.palaeo.2014.08.021 //dx.doi.org/10.1017%2Fs003118200001698x